Chủng sinh Thảo_luận_Thành_viên:Trần_Thế_Vinh

Để gọi các thầy trong chủng viện, người ta dùng từ chủng sinh thay vì sinh viên như ngoài đời ở các trường đại học. Vì vậy theo tôi là Thể loại:Chủng sinh Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X Đà Lạt mới đúng bạn thấy thế nào.Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 08:28, ngày 3 tháng 5 năm 2017 (UTC)

Chủng sinh chỉ gọi cho những ai theo học trong các chủng viện thôi, và chắc chắn họ là người dự tu. Còn đối với những học viện Công giáo (không phải là chủng viện), học viên của nó không nhất thiết phải là những người dự tu, họ có thể là những sinh viên theo học các khoa, môn để lấy kiến thức lí luận như một ngành nghề thực tiễn. Chẳng hạn, hiện nay Học viện Công giáo Việt Nam có chiêu sinh cho cả giáo dân theo học. --▐ Trình Thế Vânthảo luận 08:34, ngày 3 tháng 5 năm 2017 (UTC)

Theo thông tin trong bài Giáo hoàng Học viện Piô X Đà Lạt thì đây "là một cơ sở đào tạo tu sĩ Công giáo tại Miền Nam Việt Nam trước năm 1975 (tương đương với Đại chủng viện ngày nay)." Tức đây là Chủng viện? Ngoài ra, trong bài này danh từ để chỉ các người theo học là "chủng sinh"? Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 08:52, ngày 3 tháng 5 năm 2017 (UTC)Tại các liên kết này từ: Giáo phận Đà Lạt, đài RFA, vietcatholic, báo đời nhất là Hội đồng Giám mục VN đều gọi nơi đây là chủng viện để đào tạo các chủng sinh.Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 09:09, ngày 3 tháng 5 năm 2017 (UTC)

Thì đúng là có một số người theo học ở đây có thể gọi là chủng sinh (vì họ đang đi tu), nhưng không phải là tất cả học viên đều là chủng sinh. Đào tạo chủng sinh là một phần nằm trong hoạt động của một học viện Công giáo. Nhiều người gọi là chủng viện vì có lẽ khối lượng đào đạo chủng sinh đã quá lấn át học viên đời. Ở bài kia, đoạn "tương đương với Đại chủng viện ngày nay" là tương tương về bằng cấp học vị, không hẳn đó là đương đương về cơ chế. --▐ Trình Thế Vânthảo luận 09:23, ngày 3 tháng 5 năm 2017 (UTC)

Nếu vậy các nhân vật mang thể loại kia rõ ràng phải gọi là chủng sinh vì họ là dự tu còn từ sinh viên thì dành (nếu có) cho các học viên giáo dân học từ nơi này. Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 10:06, ngày 3 tháng 5 năm 2017 (UTC)

Bạn nói rất hợp lý nhưng một tập hợp con nằm trong một tập hợp mẹ thì chúng ta nên lấy tên của bên nào? Giải pháp tôi nghĩ có thể làm là chúng ta tạo một thể loại: Chủng sinh Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X Đà Lạt, và chắc chắn thể loại này phải nằm trong thể loại: sinh viên Chủng sinh Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X Đà Lạt. Nhưng cần rà soát lại thật kỹ, chỉ những ai đương thời đang là chủng sinh học ở đó thì gọi là chủng sinh, bởi lẽ vẫn có trường hợp linh mục học ở đó thì không thể nào còn là chủng sinh nữa. Thân mến.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 10:15, ngày 3 tháng 5 năm 2017 (UTC)

Có thể bạn vẫn còn lăn tăn nhưng không phải do bạn suy nghĩ sai mà là do định nghĩa các thời điểm khác nhau. Như tại trang của HĐGMVN thì Giám mục Nhơn cho là "Giáo Hoàng Học Viện Piô X là nơi đào tạo linh mục cho các giáo phận của Giáo Hội Công giáo tại miền Nam Việt Nam, trước năm 1975." Tức là thời điểm đó, nhiệm vụ của GHHV là như thế. Còn ngày nay đối tượng của Học viện có lẽ được "mở rộng" ra hàng giáo dân. Nói như vậy vì tôi không tìm ra tài liệu nào cho biết trước năm 1975 nơi này từng dạy giáo dân. Nhưng dù có đi chăng nữa thì trong quá trình đào tạo một người thành linh mục, người đó được gọi là chủng sinh còn nếu là giáo dân hay người không phải dự tu thì gọi là học viên hay sinh viên. Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 10:54, ngày 3 tháng 5 năm 2017 (UTC)Bạn nói chính xác, phải rà lại vì nếu là dự tu thì gọi là chủng sinh, nữ tu hay linh mục gọi là học viên, người dân gọi là sinh viên chẳng hạn nhưng điều này chỉ là với Học viện Công giáo hiện nay thôi vì học viện này có cả giáo dân và nữ tu, còn học viện Đà Lạt thì chỉ đào tạo mỗi Linh mục thôi.Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 11:03, ngày 3 tháng 5 năm 2017 (UTC)Tôi đã gọi điện cho một vị cũng xuất thân từ học viện này để kiểm chứng lại thông tin mà tôi suy luận thì quả đúng như vậy. Học viện này lúc bấy giờ y chỉ có một mục đích là đào tạo linh mục với hình thức như một Đại chủng viện. Nhưng điểm khác nhau để mang tên là Học viện mà không mang tên là Đại chủng viện vì ở đây được nước ngoài cấp bằng cử nhân. Các chủng sinh khi kết thúc chương trình học (tương đương thầy 6 của ĐCV) sẽ phải làm một luận văn rồi bảo vệ thành công sẽ được cấp bằng cử nhân thần học. Thân mến Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 03:15, ngày 4 tháng 5 năm 2017 (UTC)Việc đổi từ Sinh viên qua Chủng sinh cho riêng thể loại của trường hợp Học viện Giáo hoàng Đà Lạt bạn tính sao rồi.Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 07:51, ngày 5 tháng 5 năm 2017 (UTC)

Tôi đồng ý với bạn rằng Giáo hoàng học viện Đà Lạt khi đó chỉ dạy cho tu sĩ làm linh mục. Tôi đang băn khoăn: học viện đào tạo nền tảng kiến thức tương đương như bên chủng viện, nhưng họ có quyền "cấp phép" truyền chức linh mục cho đối tượng đó hay không? Chúng ta thường gọi "chủng sinh" là học viên của "chủng viện" (có chữ "chủng"), mà bản thân Học viện này không phải là "chủng viện", vậy dùng chữ "chủng sinh" cho "học viện" có "tréo ngoe" hay không? Hay là ta gọi cho dễ hiểu: chủng sinh thuộc chủng viện, học viên thuộc học viện?--▐ Trình Thế Vânthảo luận 08:27, ngày 5 tháng 5 năm 2017 (UTC)

Không phải bạn ơi, chỉ riêng trường hợp học viện này thì "Học viện lại chính là chủng viện", tôi hỏi vị kia còn bị nạt là "sao lại quá quan tâm đến việc bằng cấp ???" Chắc có lẽ thời đó các cụ không quá quan tâm đến bằng cấp mà cái chính là "được học và học được (gì)". Như đã nói với bạn ở trên, Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X Đà Lạt thời đó không giống với cách hoạt động của Học viện Công giáo Việt Nam ngày nay mà giống với Đại chủng viện. Tức là tốt nghiệp thì anh có bằng cử nhân thần học, (sau đó đi giúp xứ) rồi được phong linh mục. Còn từ "chủng sinh" dành để gọi cho các người học ở Học viện Thánh Giáo hoàng này chính là từ các tài liệu nguồn chính thống (RFA, Vietcatholic, HDGMVN) và các giám mục đã gọi. Đó cũng là lẽ dĩ nhiên vì ngay từ đầu ta đã biết đây là chủng viện mà bạn.Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 09:38, ngày 5 tháng 5 năm 2017 (UTC)

Câu chuyện lịch sử thực tế như bạn đã tìm hiểu, tôi công nhận là đúng và tôn trọng. Nhưng chúng ta cũng đang xây dựng bách khoa cho hiện tại và tương lai tra cứu, chứ không phải cho quá khứ bạn ạ. Cho nên, nếu giả sử như cứ dùng "chủng sinh" cho trường hợp kiểu này (là Học viện Đà Lạt), độc giả sẽ nhầm tưởng rằng hễ ai học trong một Học viện Công giáo đều là chủng sinh, thì đối chiếu với hiện tại là trật lất. Cũng vậy, nhiều tu sĩ dòng được học trong các học viện của nhà dòng rồi được làm linh mục (dòng), chứ họ có đâu có học trong các chủng viện đâu, vậy thì gọi họ là "chủng sinh" cũng chưa chính xác lắm.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 09:46, ngày 5 tháng 5 năm 2017 (UTC)

Đâu có gì đâu bạn, Vấn đề là do lịch sủ tạo nên việc này. Theo tôi, trang thể loại khi được tạo được ghi rõ là [[Thể loại:Chủng sinh Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X Đà Lạt]] chứ đâu ghi [[Thể loại:Chủng sinh Giáo hoàng Học viện XYZ nào đó]], còn vài ba năm nữa khi các học viên của [[Học viện Công giáo Việt Nam] tốt nghiệp, ta lại ghi rõ là [[Thể loại:Học viên Học viện Công giáo Việt Nam]] thôi. Vì ở wikipedia cứ có nguồn chính thống thì cứ việc tạo.Để chắc ăn không bị lầm lẫn cho mọi người thì tại trang Thảo luận Thể loại:Chủng sinh Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X Đà Lạt, ta ghi rõ vì Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X Đà Lạt chỉ đào tạo linh mục nên các học viên ở đây được gọi là chủng sinh và chú thích <ref>[các nguồn chính thống]</ref> là ổn thôi bạn. Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 11:02, ngày 5 tháng 5 năm 2017 (UTC)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thảo_luận_Thành_viên:Trần_Thế_Vinh http://www.al.com/news/index.ssf/2015/12/what_is_j... http://www.apnewsarchive.com/1988/Vietnam-Reconcil... http://www.biblegateway.com/ http://www.ecumenicalnews.com/article/vietnam-lead... http://www.nbcnews.com/news/world/pope-francis-ope... http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=c4HLtjz3dE http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=rEKgmgSYtP http://www.simonhoadalat.com/DIAPHAN/ThongBao/VanP... http://www.simonhoadalat.com/diaphan/Ditich/piox.h... http://www.simonhoadalat.com/giaoducgd/SuyTu/30Day...